Đặc điểm Bệnh_Cầu_trùng_gà

Hình thái

Mỗi loại ký sinh ở một khu vực nhất định trong đường ruột của gà; có hình thái, kích thước khác nhau[6].

TTLoàiTác giả,

nămmô tả

Hình

dạng

Kích thước

(µ)

Lỗ

noãn

(có,không)

Màu sắcThời gian

sản sinh

bào tử

(giờ)

Vị trí

ký sinh

1Eimeria

tenella

Orlov,

1975

bầu

dục

(14,2 - 20,0)

x (9,5 - 24,8)

khôngxanh nhạt18 - 48manh tràng
2Eimeria

maxima

Tyzzer,

1929

bầu

dục

(21,4-42,5)

x (16,5-29,8)

khônghơi vàng,

vỏ hơi xù xì

30 - 48giữa ruột non
3Eimeria

acervulina

Tyzzer,

1929

bầu

dục

(16,0-20,3)

x (12,7-16,3)

không màu13 - 17đầu ruột non
4Eimeria

mivati

Tyzzer,

1929

trứng(10,7 - 20,0)

x (10,1 - 15,3)

không mầu18 - 21tá tràng
5Eimeria

mitis

Tyzzer,

1929

hơi

tròn

(11 – 19)

x (10 – 17)

không màu24ruột non,

ruột già

6Eimelỉa

brunetti

Johnson,

1930

bầu

dục

(20,7-30,3)

x (18,1-24,2)

khôngkhông màu24ruột già,

cuối ruột non

7Eimeria

hagani

Levine,

1942

Bầu

dục

(15,8-29,9)

x (14,3-29,5)

không màu48đầu ruột non
8Eimeria

necatrix

Tyzzer,

1929

bầu

dục

(13-20)

x (13,1-18,3)

khôngkhông màu24 - 36ruột non,

manh tràng

9Eimeria

praecox

Tyzzer,

1929

bầu

dục

(16,6-27,7)

x (14,8-19,4)

khôngkhông màu24 - 36đầu ruột non

Vòng đời

Vòng đời hay chu kỳ sinh học của cầu trùng  gồm ba giai đoạn: sinh sản vô tính (Schizogony) và sinh sản hữu tính (Gametogony) được thực hiện trong tế bào biểu mô ruột (Endogenic), giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony) diễn ra ở bên ngoài cơ thể gà (Exogenic). Noãn nang cầu trùng được gà nuốt vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Dưới tác dụng của men tiêu hoá trong dạ dày và ruột non, đặc biệt là men Trypsin, vỏ của noãn nang bị vỡ, giải phóng ra các bào tử con (Sporocyst). Sporozoit có hình thoi, dài  10 -  15µ, có một hạt nhân chui vào đỉnh các nhung mao ruột non, qua biểu mô, vào tuyến ruột.   

  • Sinh sản vô tính (Schyzogonie). Sau khi xâm nhập vào tế bào biểu mô, Sporozoit sinh trưởng rất nhanh và trưởng thành với tên gọi Trophozoit. Chỉ sau vài giờ, nhân của Trophozoit phân chia và trở thành Schizont thế hệ I (thể phân liệt). Schizont thế hệ I trưởng thành cũng rất nhanh, hình thành và chứa 8 - 120 nghìn Merozoit thế hệ I (kích thước 5 x 15µ) làm cho tế bào bị ký sinh trương to và vỡ. Merozoit thoát ra khỏi Schizont, một số xâm nhập trở lại tế bào biểu mô để tiếp tục sinh sản vô tính và phá hủy tế bào biểu mô, một số sinh sản hữu tính. Các Schizont thế hệ II tiếp tục phát triển, giải phóng ra Merozoit lại xâm nhập phá hủy tế bào biểu mô lành. Quá trình sinh sản vô tính lặp đi lặp lại để sinh ra các Schizont thế hệ III, IV... các tế bào biểu mổ bị phá hủy ngày càng nhiều[6].
  • Sinh sản hữu tính (Gametogonie). Ở giai đoạn sinh sản, các Schizont thế hệ II, III, IV… tạo ra thể Gamet có hình dạng giống Schizont. Từ Gamet hình thành các Gametocyte đực và Gametocyte cái. Gametocyte đực phát triển, qua nhiều lần phân chia, tạo thành giao tử đực (hay tiểu phối tử) MicrogametlMicrogametocyte hình thoi, có 2 lông roi, kích thước nhỏ, có khả năng di chuyển. Gametocyte cái phát triển thành giao tử cái (đại phối tử) MacrogametlMacrogametocyte có kích thước lớn, một nhân, dự trữ nhiều chất dinh dưỡng, không di động. Nhờ 2 lông roi, giao tử đực di chuyển đến gặp và chui vào giao tử cái. Trong giao tử cái diễn ra quá trình đồng hoá nhân và nguyên sinh chất để tạo thành hợp tử. Hợp tử phân tiết một màng bao bọc bên ngoài và được gọi là noãn nang (Oocys). Thời gian sinh sản vô tính kéo dài 3 - 22 ngày tuỳ loài cầu trùng, các Oocyst theo phân gà ra ngoài cơ thể ngoại cảnh[6]
  • Sinh sản bào tử (Sporogonie). Ở ngoài môi trường, gặp điều kiện thuận lợi, sau vài giờ, trong nguyên sinh chất của noãn nang đã xuất hiện khoảng sáng và phân chia. Sau 13  -  48 giờ, nguyên sinh chất hình thành 4 túi bào tử (Sporocyst). Nguyên sinh chất của các túi bào tử lại phân chia tạo thành 2 bào tử con (Sporozoit). Như vậy, trong Oocyst có chứa 8 bào tử con, khi gà ăn vào trở thành Oocyst có sức gây bệnh cho gà[6].  

Liên quan